Vị trí: Úc là một quốc đảo nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Úc nằm ở phía đông nam của lục địa châu Á và phía tây nam của Bắc Mỹ.
Thủ đô: Canberra
Thành phố lớn: Sydney, Brisbane, Melbourne, Perth, Adelaide
Ngôn ngữ chính: English
Khí hậu: Thời tiết của nước Úc nhìn chung là dễ chịu với nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp. Ở phạm vi cả nước, có hai vùng khí hậu – phía Bắc, trên đông chí tuyến và phía Nam. Vì nước Úc bao phủ một diện tích rộng lớn, có những sự khác biệt giữa những vùng này. Phía Nam có 04 mùa, trong khi đó những vùng ở khu vực nhiệt đới có hai mùa (mùa hè “ẩm ướt” và mùa đông “khô hanh”).
Các mùa | Các tháng | Biên độ nhiệt |
Mùa hè | tháng 12/tháng 01/tháng 02 | 15°C – 35°C |
Mùa thu | tháng 03/tháng 04/tháng 05 | 10°C – 25°C |
Mùa đông | tháng 06/tháng 07/tháng 08 | 0°C – 15°C |
Mùa xuân | tháng 09/tháng 10/tháng 11 | 10°C – 25°C |
Tiền tệ: Australian dollar (AUD) – Đô la Úc
Diện tích: 7.692 triệu km²
Thời gian bay từ Việt Nam: Khoảng 8 tiếng
Dân số: 25,498,400 người (2019)
Múi giờ: Có 03 múi giờ ở nước Úc
Giờ chuẩn miền Đông (EST) | New South Wales, Australian Capital Territory, Victoria, Tasmania và Queensland |
Giờ chuẩn miền Trung (CYST) | South Australian và Northern Territory |
Giờ chuẩn miền Tây | Western Australia |
CYST Giờ chuẩn miền Trung chậm hơn Giờ chuẩn miền Đông 1/2 giờ, trong khi đó Giờ chuẩn miền Tây sau Giờ chuẩn miền Đông 02 giờ. Vì vậy nếu ở Sydney là 2 giờ chiều, thì ở Adelaide là 1.30 và ở Perth là 12 giờ trưa. Các bang của nước Úc, trừ Northern Territory, Western Australia và Queensland có thời gian vào ban ngày ít hơn vào các tháng mùa hè.
Mặc dù có diện tích rộng lớn nhưng Úc chỉ bao gồm 6 bang và 2 vùng lãnh thổ. Các thành phố thủ phủ của bang đều giáp biển
Australian Capital Territory (ACT) – Canberra
Canberra là Thủ đô của nước Úc. Một số địa điểm nổi tiếng tại Canberra
- Parliament House.
- The Australian War Memorial.
- The National Gallery of Australia.
- The National Museum of Australia.
New South Wales (NSW) – Sydney
New South Wales là bang lâu đời nhất tại Úc. Đây cũng là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất thế giới. Sydney – thủ phủ của bang NSW là một thành phố nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc du lịch cũng như hoạt động văn hóa nổi tiếng thế giới:
Victoria (VIC) – Melbourne
Victoria là bang có diện tích nhỏ nhất tại Úc. Melbourne – thủ phủ của bang sở hữu vẻ đẹp kiến trúc đương đại, những khu vườn sinh học tuyệt đẹp, chuỗi nhà hàng chuyên nghiệp và một cộng đồng nghệ thuật sôi động. Thành phố Melbourne cũng là nơi tổ chức các hoạt động thể thao nổi tiếng trên thế giới.
- The goldfields of central Victoria.
- Sporting events such as the Melbourne Cup horse race.
- The Great Ocean Road
- Tennis Australian Grand Slam
Queensland (QLD) – Brisbane
Queensland chiếm đến 1/5 diện tích của nước Úc. Thủ phủ của bang – Brisbane là thành phố có tốc độ phát triển nhất tại Úc với khí hậu nhiệt đới dễ chịu.
Một số địa điểm nổi bật tại Queensland:
South Australia (SA) – Adelaide
Nam Úc là bang có khí hậu khô hạn nhất tại Úc với hơn 60% là sa mạc và 80% diện tích của bang có lượng mựa ít hơn 250mm mỗi năm. Adelaide – thủ phủ của bang được biết đến là nơi bảo tồn kiến trúc Victorian tốt nhất tại Úc. Một số địa điểm nổi tiếng tại Nam Úc gồm:
- The Barossa Valley – a major wine producing area north-east of Adelaide.
- Coober Pedy – a opal mining town that is underground.
- The Adelaide Festival of Arts – held every 2 years.
Western Australia (WA) – Perth
Tây Úc là bang có diện tích lớn nhất tại Úc. Tây Úc nổi tiếng với ngành công nghiệp khoáng sản và đào vàng. Một số địa điểm nổi tiếng tại Tây Úc:
Tasmania (Tas) – Hobart
Tasmania là một bang đảo, tách rời ra khỏi đất liền vào cuối kỉ Băng Hà. Tasmania nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ và những loài động vật hoang dã độc nhất trên thế giới. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tasmania gồm:
- Port Arthur Historic site
- The Sydney to Hobart yacht race (tổ chức vào 26/12 hàng năm)
- Its bushwalking
Vùng lãnh thổ phía Bắc – Northern Territory (NT) – Darwin
Northern Territory nổi tiếng nhất với khu sa mạc trung tâm, hay còn được gọi là “Red Centre”. Một số địa điểm nổi tiếng khác như:
Ẩm thực
Ẩm thực Úc vốn nổi tiếng có sự dung hòa, kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau mà vẫn luôn luôn có bản sắc riêng. Đó cũng chính là một điểm khiến người ta sẽ rất khó quên nếu đã một lần thưởng thức các món ăn đến từ đất nước xinh đẹp này.
Đặc biệt, ẩm thực Úc rất nổi tiếng với những hải sản tươi ngon, hoa quả cây trái địa phương, thịt bò, thịt cừu và các loại bánh bánh pho mát hàng đầu thế giới. Những người đã từng đến đất nước này đều không thể quên được những món ăn như BBQ với những miếng thịt nướng thơm giòn được nướng trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, trong lành.
Giao thông
Các thành phố ở Úc đều có những hệ thống giao thông công cộng tuyệt hảo, giúp cho việc đi lại trở nên đơn giản. Phương tiện giao thông công cộng hơi khác biệt ở mỗi thành phố vì chính quyền mỗi bang quản lý riêng hệ thống. Xe buýt, tàu hoả và phà hoạt động ở hầu hết các thành phố ở nước Úc và chạy rất đúng giờ.
Các dạng nhà ở tại Úc
Ngay khi bạn xác nhận nơi mình sẽ theo học, bạn có thể tìm chỗ ở phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Một số lời khuyên khi tìm nơi ở bao gồm:
- Các chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc bang, thành phố và loại chỗ ở mà bạn chọn.
- Luôn xác nhận tổng chi phí và bất kỳ phí tổn nào khác mà bạn được yêu cầu để trả như là tiền cọc hay các loại phí dịch vụ tiện ích.
- Nghĩ xem chỗ đó cách trường bạn bao xa và phương tiện di chuyển công cộng có dễ dàng để đi không.
- Tìm hiểu các trung tâm mua sắm, bệnh viện và phương tiện dịch vụ cấp cứu, và những tiện nghi khác nào ở gần đó.
* Chỗ ở ngắn hạn
Những chỗ ở ngắn hạn mà bạn có thể cân nhắc khi lần đầu tiên bạn đến Australia bao gồm:
- Ký túc xá.
- Phòng giá rẻ ở khách sạn.
- Trường của bạn có thể cho bạn nhà ở tạm thời khi bạn định cư. Hãy nói chuyện với nhân viên hỗ trợ quốc tế của trường bạn và kiểm tra thông tin trên trang web của họ.
* Thuê nhà
Bạn có thể tự thuê hoặc làm “hợp đồng thuê” chỗ ở hay cùng thuê với bạn bè. Bạn có thể làm điều này thông qua đại lý bất động sản hay tự làm. Khi thuê chỗ ở bạn sẽ phải trả “tiền cọc” bảo lãnh (thường là cho các hợp đồng thuê kéo dài bốn tuần), cũng như thuê trước (cũng thường là bốn tuần). Tiền đặt cọc được giữ để sửa chữa những hư hại mà bạn và người ở cùng hay khách của bạn gây ra cho các tài sản trong quá trình bạn đang thuê. Một số, hay tất cả số tiền này sẽ được trả lại cho bạn ngay khi hợp đồng thuê nhà chấm dứt. Để biết thêm thông tin về quyền và nghĩa vụ của bạn khi thuê nhà ở Australia bạn nên ghé thăm cơ quan liên quan Thương mại bình đẳng của chính phủ tại bang/ địa bàn của bạn.
* Khuôn viên trường
Sống trong khuôn viên trường có thể là lựa chọn tuyệt vời để giảm tối đa việc di chuyển. Hầu hết các trường đại học có nơi ở tiện lợi và được trang bị như căn hộ trong khuôn viên trường hay gần đó, đôi khi bao gồm cả dịch vụ dọn dẹp và nấu ăn. Liên hệ trực tiếp với trường của bạn để tìm được chỗ ở mà họ có và so sánh chi phí với việc bạn tự sắp xếp chỗ ở cho mình.
* Ở cùng người bản địa
Về việc ở cùng người bản địa, bạn sẽ sống với một gia đình tại nhà của họ. Ở cùng người bản địa có thể là một lựa chọn tốt cho các bạn sinh viên trẻ bởi vì bạn sẽ có sự thoải mái của một gia đình hoàn chỉnh, thường bao gồm cả dọn dẹp và ăn uống. Các gia đình cung cấp chỗ ở cho sinh viên quốc tế được thẩm tra lý lịch kỹ lưỡng để đảm bảo họ có thể đem lại môi trường sống thích hợp cho các sinh viên.
* Bảo hộ hợp pháp
Chắc chắn bạn có trách nhiệm chi trả chi phí thuê chỗ ở đúng hạn, dọn dẹp và bảo quản đồ đạc, và bạn có quyền được bảo vệ an toàn tại nơi ở với các điều kiện theo pháp luật. Nếu có bất kỳ vấn đề gì với chỗ ở của mình, bạn hãy nói chuyện với người đại diện hay chủ nhà (nếu bạn thuê), nhân viên hỗ trợ sinh viên quốc tế của bạn về việc sống trong khuôn viên trường hay dịch vụ ở nơi mà bạn tìm thấy nơi sống cùng người bản xứ.
Cũng có các tổ chức như hiệp hội những người thuê nhà và hội bảo hộ người tiêu dùng có thể giúp đỡ bạn. Để biết thêm chi tiết hãy ghé thăm cơ quan liên quan Thương mại bình đẳng của chính phủ tại bang/ địa bàn của bạn.
Tại Úc có rất nhiều các trường đại học, học viện với chất lượng đào tạo tốt, ranking cao và nhiều học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Một điểm hấp dẫn nữa của du học Úc là đa số các trường tại Úc đều cung cấp các khóa học tiếng Anh dành cho sinh viên Việt Nam chưa đủ khả năng ngoại ngữ khi nhập học. Tuy nhiên, Úc cũng là nơi có chi phí học tập và sinh hoạt vào loại cao nhất trên thế giới.
- Để xin VISA du học Úc, sinh viên Việt Nam chuẩn bị khoảng 10tr VND.
- Chính phủ Úc cho phép du học sinh đi làm thêm 40h/2 tuần với thu nhập vào khoảng 15-25AUD/giờ, do đó, ngoài giờ học, sinh viên có thể kiếm được 600-1000AUD/tuần.
- Học phí chưa học bổng của các trường đại học tại Úc hiện tại thấp nhất vào khoảng hơn 14,000AUD/năm và trung bình khoảng 20,000AUD/năm tùy trường.
- Chi phí sinh hoạt ở Sydney cao hơn ở các thành phố khác như Melbourne hay Brisbane, tuy nhiên Sydney là nơi có nhiều cơ hội cho du học sinh đi làm thêm với mức lương hấp dẫn.
Khoản chi | Chi phí dự tính (AUD) |
---|---|
Ăn uống |
|
Nhà ở hàng tháng | $500 – $1,311 |
Các tiện ích khác | Khoảng $150 mỗi tháng |
Điện thoại | Khoảng $30-45 mỗi tháng |
Di chuyển | Khoảng $150 nếu sử dụng phương tiện công cộng |
Các khoản chi cá nhân |
|
Tổng cộng | Nếu không tính chi phí học tập, mỗi tháng du học sinh Úc phải chi từ $1000 trở lên |
Source: Australia Numbeo |
* Chọn khóa học và chọn trường
- Nộp đơn xin nhập học đến trường.
- Nhận và chấp thuận Thư Mời Nhập Học của trường.
- Nhận Thư Xác Nhận Đăng Ký Khóa Học (CoE) – Làm thủ tục xin visa du học sinh.
* Bạn cần đáp ứng một số yêu cầu khác của trường và cơ quan cấp visa, bao gồm
- Các yêu cầu về học thuật.
- Các yêu cầu về Tiếng Anh.
- Chứng minh tài chính để hỗ trợ việc học của bạn.
- Bảo hiểm sức khỏe dành cho sinh viên quốc tế.
* Các mức độ xét duyệt thị thực đối với du học sinh Việt Nam
Mức độ xét duyệt đơn xin thị thực du học được căn cứ theo hộ chiếu mà du học sinh đang có và loại hình đào tạo của khóa học chính mà du học sinh đăng ký học Các mức độ xét duyệt hiện tại dành cho đương đơn mang hộ chiếu Việt Nam như sau:
Các diện thị thực du học |
Mức độ xét duyệt (Assessment level – AL) |
Diện thị thực 570 (Khóa học ELICOS riêng biệt) – Independent ELICOS | AL 3 |
Diện thị thực 571 (Khối phổ thông) – Schools | AL 2 |
Diện thị thực 572 (Giáo dục và Đào tạo nghề) – Vocational Education and Training | AL 3 |
Diện thị thực 573 (Giáo dục Đại học) – Higher Education | AL 1 |
Diện thị thực 573 (Giáo dục Đại học) – trong trường hợp kế hoạch học tập bao gồm hai hoặc nhiều khóa học (gói khóa học) thì thị thực 573 sẽ được xét duyệt theo mức độ xét duyệt cao nhất áp dụng cho bất cứ khóa học nào trong gói khóa học (trừ trường hợp học Anh ngữ ELICOS) | AL 2 |
Diện thị thực 574 (Nghiên cứu sinh) – Postgraduate research | AL 1 |
Diện thị thực 575 (Không cấp bằng) – Non-Award. | AL 3 |
Diện thị thực 576 (Học bổng Chính phủ / Bộ quốc phòng) – AusAID/ Defence | AL 2 |
Đương đơn xin thị thực du học có thể nộp đơn xin đi học hai hoặc nhiều khóa học trên cùng một thị thực du học. Trường hợp này gọi là “gói khóa học”. “Gói khóa học” có nghĩa là khi đường đơn xin thị thực du học kết hợp một hoặc nhiều khóa học ban đầu với khóa chính. Những du học sinh này nộp đơn xin thị thực theo diện phù hợp với khóa học chính.
Nếu du học sinh chỉ đi học một khóa học thì mức độ xét duyệt thị thực sẽ căn cứ theo hộ chiếu mà đương đơn được cấp diện thị thực phù hợp với khóa học đó
Nếu du học sinh nộp đơn xin thị thực cho một gói khóa học thì mức độ xét duyệt áp dụng cho khóa học ban đầu của đương đơn sẽ ảnh hưởng đến các yêu cầu mà du học sinh cần đáp ứng. Trong trường hợp mức độ xét duyệt của khóa học ban đầu cao hơn mức độ xét duyệt của khóa học chính (ngoại trừ trường hợp các khóa học Anh ngữ) thì du học sinh được xét duyệt dựa trên các yêu cầu cần chứng minh của mức độ xét duyệt cao nhất trong gói khóa học.
Bộ Nhập Cư và Quốc Tịch Australia (DIAC) có những yêu cầu về tài chính mà bạn phải đáp ứng để nhận được visa du học sinh. Bên dưới là bảng hướng dẫn về những yêu cầu mà bạn phải đáp ứng để học ở Australia.
Hệ thống văn bằng Úc
Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Australia với các nước khác là Hệ thống văn bằng Úc – Australian Qualification Framework – AQF. AQF được thiết lập năm 1995, là hệ thống phân chia 17 bằng cấp quốc gia thành 3 lĩnh vực khác nhau. Tất cả các bằng cấp trong hệ thống AQF giúp bạn lên kế hoạch cho việc học lên cao và nghề nghiệp của mình.
- Phổ thông (Schools)
- Giáo dục và đào tạo nghề (TAFE and private providers),
- Giáo dục đại học và sau đại học
AQF quan trọng vì những lý do sau
- Cung cấp hệ thống rõ ràng giữa các cấp học
- Cho phép sinh viên dễ dàng chuyển từ một bậc học này qua một bậc cao hơn
- Tạo điều kiện để một đơn vị giáo dục hiểu rõ cấp độ bằng cấp của một đơn vị khác, qua đó xây dựng một hệ thống công nhận tín chỉ phù hợp
- Xác định rõ cấp độ visa của một du học sinh quốc tế khi muốn học tại Úc
Nếu bạn đang theo học chương trình có bằng cấp trong hệ thống AQF, điều đó đồng nghĩa với việc cơ sở đào tạo của bạn được Chính phủ cấp phép và được công nhận trên toàn quốc, và bằng cấp, chứng trong hệ thống AQF của bạn là bằng cấp thật.
Học chuyển tiếp – giáo dục linh hoạt và các chương trình đào tạo chuyển tiếp
Các bằng cấp trong Hệ thống Văn Bằng Úc (Australian Qualifications Framework – AQF) có thể liên kết với nhau trong nhiều chương trình chuyển tiếp từ phổ thông, dạy nghề lên đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và công việc. Các chương trình liên kết mang tính đa ngành được bố trí như sau:
- Liên kết và Chuyển đổi tín chỉ (Articulation and Credit Transfer) – cho phép liên kết các chương trình đào tạo và chuyển tín chỉ từ các trường dạy nghề có đăng ký lên các cơ sở đào tạo và trường đại học;
- Công nhận kỹ năng có trước (RPL) – cho phép người học lấy tín chỉ thông qua việc đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được từ trước qua quá trình giáo dục, đào tạo, làm việc và kinh nghiệm sống của họ.
Một số ví dụ về chương trình chuyển tiếp giữa các trường TAFE hoặc từ TAFE lên đại học:
- Có thể học các khóa TAFE ở cấp độ cao hơn sau khi hoàn tất các khóa học thấp hơn như Chứng chỉ I, nhiều khóa được thiết kế như một khóa ‘tiền tuyển dụng’ (‘pre-employment’).
- Các khóa TAFE có thể liên kết lên đại học do có thể chuyển thành tín chỉ. Đối với các sinh viên tốt nghiệp TAFE muốn học tiếp lên đại học, đa số đều nhận được RPL liên quan đến khóa TAFE trước đó.
- Các sinh viên tốt nghiệp đại học có thể đăng ký học một khóa TAFE để đáp ứng một số kỹ năng làm việc hoặc tích lũy tín chỉ để học lên cao hơn.
Trường hợp bạn đã có bằng cấp?
Các trường đại học và giáo dục đào tạo hướng nghiệp Úc sẽ xem xét học vấn trước đây và những kỹ năng của bạn nếu có liên quan đến khoá học bạn đăng ký (hệ thống RPL). Trong vài trường hợp bạn đã có một số kỹ năng đã được dạy trong chương trình học thì bạn có thể rút ngắn chương trình học.
Bằng cấp nước ngoài được xem xét đánh giá tương đương bằn cấp của Úc dựa trên tài liệu hướng dẫn của NOOSR (Cơ quan Quốc gia về Công nhận kỹ năng). Cần lưu ý: các bằng cấp nước ngoài sẽ không được công nhận nếu chỉ căn cứ vào tên của bằng cấp. Tiêu chuẩn của khoá học, thời lượng học, nội dung học và một số yếu tố khác chính là cơ sở đánh giá bằng cấp của bạn. Một số trường hợp có thể yêu cầu NOOSR giúp đỡ khi xem xét bằng cấp nước ngoài. Cũng có những trường hợp dù bằng cấp của bạn không được đánh giá tương đương với bằng cấp của Úc nhưng bạn vẫn được xem xét miễn giảm một số môn học hoặc tín chỉ trong chương trình học tại Úc.
Du học UniLink - Chuyên nghiệp - Tận tâm
UniLink Education là đối tác chính thức của nhiều trường Đại học và học viện của Úc tại Việt Nam. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi làm hồ sơ tại UniLink Education. Hãy liên hệ sớm với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn !!!